Đồ gỗ đến với con người từ thủa xa xưa, tầm quan trọng của gỗ trong đời sống con người là bất biến, đã cùng con người trải qua bao thăng trầm cuộc sống đồ gỗ đã hiện hữu và chứng minh là báu vậy vô giá của dân tộc.

Đồng Kỵ là cái nôi của nghề gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm của làng đã ghi dấu đặc trưng của từng thời kỳ lịch sử và cho đến ngày nay làng nghề luôn tự hào vì đã gìn giữ trọn vẹn được nghề Tổ không bị thất truyền

Làng Đồng Kỵ và tình yêu nghề mộc của doanh nhân Vũ Thị Mai - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Bộ rồng đỉnh do nghệ nhân đồ gỗ Hướng Mai chế tác

 

Làng Đồng Kỵ và tình yêu nghề mộc của doanh nhân Vũ Thị Mai - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Làng Đồng Kỵ và tình yêu nghề mộc của doanh nhân Vũ Thị Mai - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Cơ duyên may mắn tôi được gặp chị Vũ Thị Mai một nữ tướng làng nghề Đồng Kỵ, chính chị đã truyền tải kiến thức và tình yêu đồ gỗ đến với tôi bằng sự bình dị và mến khách vốn có của người con Kinh Bắc.

Làng Đồng Kỵ và tình yêu nghề mộc của doanh nhân Vũ Thị Mai - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Doanh nhân Vũ Thị Mai

Như một đại sứ thân thiện, chị Mai với nụ cười đôn hậu tận tay đưa cho tôi chén trà nóng thoảng hương sen quyện lẫn thứ mùi vị rất đặc trưng của gỗ, phòng khách ấm sực hương xuân, nét truyền thống đậm trong từng cách bài trí tinh tế, đẹp mắt của showroom Hướng Mai Center khiến tôi không sao rời mắt.

Để tôi có những hình dung tốt nhất về công việc đồ gỗ, chị nhiệt tình dẫn tôi đến thăm quan nhà máy sản xuất, nơi chế tác đồ gỗ. Việc sản xuất đã trở thành quy trình, thợ mộc làm việc nhịp nhàng theo từng ekip. Trước mắt tôi là một công xưởng với khoảng 200 trăm thợ, hàng chục nghệ nhân chăm chú như đổ hết hồn vào thớ gỗ, họ hăng say tay đục, tay mài, dường như ai cũng đang thăng hoa trong từng sản phẩm.

Bên cạnh tôi giọng nói ấm áp chị Mai tỉ mỉ giải thích cho tôi từng công đoạn, quy trình để ra được một tác phẩm phải qua ít nhất 12 công đoạn. Suốt quá trình đó chị không quên hỏi han, động viên các bác thợ đang làm tại nhà máy, bất giác nhận ra giữa họ không có sự phân biệt chủ thợ, mà chỉ có sự tôn trọng, kính nể lẫn nhau.

Tôi hỏi chị về con đường khởi nghiệp, chị cười nói: “Có lẽ chị yêu nghề từ khi còn trong bụng mẹ, nghe tiếng đục, tiếng mài là biết ngay mình làm nghề gì (cười), sinh ra trong cái nôi làng nghề, nghề mộc thấm sâu vào tiềm thức và khi lập gia đình chị ấp ủ hoài bão kinh doanh phát triển thương hiệu gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ vươn xa, vì vậy với chị gỗ mỹ nghệ chính là lựa chọn gắn bó của cả cuộc đời chị và gia đình”

Làng Đồng Kỵ và tình yêu nghề mộc của doanh nhân Vũ Thị Mai - 5

Nhấn để phóng to ảnh

Ngày đông thật ngắn, mới đó mà đã xế chiều, chị Mai quyến luyến mời tôi ở lại để có thời gian chị kể tôi nghe về làng chị, những chuyện từ tấm bé chị đã được nghe. Nhìn gương mặt phúc hậu, nghe câu nói thành thật tôi hứa sẽ trở lại, sẽ gặp lại chị, gặp lại những con người chăm chỉ, chịu thương chịu khó và sáng tạo vùng đất địa linh này.

Bất chợt tôi nhớ đến câu nói của chị:“Đồ gỗ Đồng Kỵ đẹp và nổi tiếng khắp đó đây nhưng vì chi phí đắt đỏ nên người dân chưa có điều kiện để gia đình nào cũng được sở hữu một bộ bàn ghế do chính tay người thợ Đồng Kỵ đục trạm, mục tiêu của tôi là phấn đấu để công ty Hướng Mai có thể tìm ra cách giảm chi phí, giảm giá thành, khiến việc sở hữu sản phẩm gỗ Đồng Kỵ sẽ không còn là điều xa vời với mọi người dân. Đó là niềm hạnh phúc, ý nghĩa và tự hào. Với chị nghề mộc thực sự là báu vật mà cha ông để lại cho người dân làng Đồng Kỵ”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *