(Một chút tâm tình về người thợ tạc tượng của Hướng Mai thông qua bài thơ “Các vị la hán chùa Tây Phương”.)

Ai sinh ra ở thế kỷ XX-XXI ắt hẳn còn nhớ những vần thơ rất sinh động và ấn tượng mạnh đến ám ảnh của nhà thơ Huy Cận trong bài “Các vị la hán chùa Tây Phương”. Ngày ấy, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi khi đọc bài thơ này trí óc non trẻ của tôi luôn tưởng tượng ra những hình hài tang thương, đau khổ của Phật. Và tôi cứ nghĩ Phật là một nhân vật xa lạ và hư vô không hề có thật, thậm chí tôi còn có phần sợ mỗi khi đọc bài thơ này và tưởng tưởng về cõi Phật có phần kỳ dị.

Một góc hình ảnh 18 vị La Hán chùa Tây Phương

Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương.
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương?
Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay.
Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.
Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe từa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn…
      Thế rồi lớn lên, may mắn được làm cho công ty đồ gỗ Hướng Mai, tôi có cơ duyên tìm hiểu về Đức Phật, về cuộc đời của Phật qua nhiều tài liệu và qua nhiều bài học “sếp” tận tâm chỉ bảo (sếp tôi cũng là đệ tử của đức Phật) tôi ngộ ra rằng Đức Phật là người có thật trên đời bằng xương bằng thịt, ngài được sinh ra từ bụng mẹ giống như bao đứa trẻ khác và ngài đắc đạo tu thành chính quả sau khi trải qua muôn vàn kiếp nạn.
Thế nhưng điều tôi muốn nói ở đây không chỉ là sự cảm khái về những hình hài của 18 vị La Hán chùa Tây Phương?
Sáng tác của nhà thơ Huy Cận không phải là lí do chính định hướng về cõi Phật trong tôi thuở thơ bé. Mà ngay khi đọc bài thơ tôi đã có suy nghĩ về  tác giả của 18 Vị La Hán trong truyền thuyêt, người thợ  tạc tượng đã đem đến cho tôi và có lẽ ngay cả nhà thơ Huy Cận những cảm xúc quá chân thật, thật đến ám ảnh về thế giới của 18 Vị La Hán nơi cõi Phật ở chùa Tây Phương.
Những nét trạm khắc vô cùng chân thật do người thợ tạc tượng thổi hồn vào nhân vật
Nào đâu, bác thợ cả xưa đâu?
Sống lại cho tôi hỏi một câu:
Bác tạc bấy nhiêu hình khô hạnh
Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau?
      Phải chăng từ ngàn đời nay, người thợ tạc tượng trên đất nước Việt Nam đã vô hình chung trở thành người đại diện đầu tiên truyền tải cho tâm sự muôn màu muôn vẻ của nhân dân, tạc vào thớ gỗ vô tri, thổi hồn khiến chúng mang hình hài dáng vóc của con người, biến gỗ có cảm xúc biết đau, biết buồn, biết hoan hỉ, sướng vui và cả những khao khát về một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc của nhân gian? Chính các bác thợ cả ấy đang dẫn lối cho tác giả và độc giả đi vào cõi Phật ngay những hình dung đầu tiên về cõi Phật.
Và tôi nhẩm tính, 18 bức tượng các vị La Hán chùa Tây Phương tạc vào thế kỷ XVIII cho đến nay đã hơn 300 năm có lẻ, trùng với tuổi thọ ngôi chùa làng Đồng Kỵ quê tôi, trùng khớp với thời gian định vị của làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ. Liệu rằng, tôi có được phép liên hệ đến những người nghệ nhân thiên cổ của làng tôi trong quá khứ, đã có vinh dự góp mặt trong việc tạo tác nên một trong hình hài 18 vị La Hán chùa Tây Phương chăng?
Ngôi chùa cổ làng Đồng Kỵ có niên đại gần 300 năm
      Nếu có thì đó quả là những giá trị trường tồn mà người dân Đồng Kỵ quê hương tôi vô cùng trân trọng và kính cẩn.
Giờ đây, người dân làng tôi vẫn tiếp tục ngọn lửa truyền thống trên con đường trạm khắc gỗ mỹ nghệ. Hàng triệu bức tượng đã được tạo tác thành công mang đến vẻ đẹp tâm linh cũng như sự chân – thiện – mỹ cho cuộc đời.
Tác phẩm do người thợ tạc tượng của xưởng sản xuất Đồ gỗ Hướng Mai tạo tác
        Để hôm nay mỗi khi nhìn vào dĩ vãng, sự hoài cổ về một thời vàng son của ông cha đã hun đúc, dày công tôi luyện nên nghề gỗ mỹ nghệ và truyền thụ cho con cháu đời sau. Lòng tôi lại dấy lên sự biết ơn chân thành. Và tôi hiểu rằng, những người nghệ nhân đã và đang nối nghiệp tạc tượng hôm nay sẽ được mãi lưu giữ lại tâm hồn và hơi thở của mình thật lâu trên thế gian này. Giống như bác thợ cả trong bài thơ Huy Cận vẫn nhắc tới trong bài thơ.
        Tôi muốn mượn những câu thơ cuối của nhà thơ để hát lên những điệp khúc cùng các bác thợ cả của Hướng Mai ngày hôm nay. Bất kể là bác thợ ấy là ai, đang phụ trách ở khâu nào. Chỉ cần góp phần làm nên một tác phẩm gỗ mỹ nghệ thì xin chúc mừng bác, tên của bác sẽ đi cùng năm tháng!
Và tôi tin bác luôn yêu nghề Mộc phải không hỡi những người thợ tài hoa làng Đồng Kỵ?
Cha ông yêu mến thời xưa cũ
Trần trụi đau thương bỗng hoá gần!
Những bước mất đi trong thớ gỗ
Về đây, tươi vạn dặm đường xuân./
Cùng chiêm ngưỡng một số tác phẩm nghệ thuật được tạo nên từ đôi bàn tay người thợ mộc Hướng Mai.
        

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *